TRỞ THÀNH IT COMMUNICATOR CẦN NHỮNG GÌ?

IT Communicator (hay Comtor) gần đây đã trở thành một trong những ngành nghề hot nhất trong môi trường công nghệ thông tin. IT Communicator là “kỹ sư cầu nối”,  thông thạo cả tiếng Nhật và tiếng Việt giúp truyền đạt những ý tưởng, yêu cầu giữa 2 team Nhật và Việt Nam giúp các team hiểu được các yêu cầu  và thực hiện dự án thành công.

Nếu bạn đang yêu thích ngành nghề này hoặc có ý định phát triển xa hơn, hay bạn đang băn khoăn trở thành IT Communicator cần những gì, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của Hybrid Technologies để có một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất nhé!

Vai trò của IT Communicator

Vai trò chính của các IT Communicator là truyền đạt những thông tin từ phía khách hàng hoặc công ty mẹ cho các nhân viên, kỹ sư ở Việt Nam và ngược lại. Họ cũng phải đảm bảo nhận dịch các tài liệu liên quan đến dự án, đảm bảo tính chính xác về nội dung để các bộ phận khác nắm bắt được thông tin một cách chính xác và đầy đủ nhất.

IT Communicator sẽ đảm nhận những công việc cơ bản như thế nào?

1/ Dịch tài liệu dự án, dịch mail (tài liệu mô tả yêu cầu)

2/ Phiên dịch, truyền đạt cho các lập trình viên IT

3/ Liên lạc, trao đổi với khách hàng hoặc team phía Nhật (trường hợp offshore) qua các kênh 

4/ Quản lý tiến độ của team phát triển (tuỳ từng công ty, cũng có trường hợp do Project Manager hoặc Team leader đảm nhiệm)

Các IT Communicators phải chịu áp lực từ 3 phía: khách hàng người Nhật, team IT lập trình viên, và cấp trên của bạn (BSE)

Trở thành IT Communicator cần những gì?

  • Ngôn ngữ, khả năng biên dịch: nắm vững nghe – nói – đọc – viết, tiếng Nhật trình độ N2 trở lên; thành thạo cả hai ngôn ngữ Nhật và Việt. 
  • Kiến thức về IT: IT là một lĩnh vực khá rộng, là từ ngữ chuyên ngành và các kiến thức cơ bản cũng rất phong phú. Vì vậy bạn phải học hỏi để có kiến thức về công nghệ thông tin, nắm vững và biết cách dùng các thuật ngữ IT.
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, biết dùng những câu giải thích dễ hiểu ngắn gọn
  • Kỹ năng kết nối các thành viên
  • Tiếng Anh tốt cũng là một lợi thế, vì nhiều thuật ngữ IT bằng tiếng anh.

Con đường sự nghiệp của IT Communicator

Đối với các bạn mới ra trường chưa hoàn toàn có kinh nghiệm và năng lực tiếng Nhật từ N1~N2 thì mức lương sẽ giao động tầm $400-$600. Đối với những bạn đã có kinh nghiệm trong nghề, thì tùy theo khả năng lương có thể đạt $1500.

Ngoài ra, là một phiên dịch viên Tiếng Nhật, bạn có thể nhận được mức thù lao từ $30-100/buổi hoặc $100-300/ngày.

Nếu bạn có đam mê với ngành IT, bạn có thể học hỏi thêm để có cơ hội đảm nhiệm các vị trí công việc về Test. Bạn cũng có thể trau dồi và trở thành leader- kỹ sư cầu nối BrSE với mức lương lên đến $2000.

Niềm vui và như khó khăn của nghề

Mọi nghề nghiệp đều có khó khăn riêng, không ngoại trừ IT Communicator. Áp lực lớn nhất mà họ phải chịu đó là phải chịu được áp lực cao, vừa phải chính xác vừa phải đúng thời gian. Chỉ cần họ chậm tiến độ hay dịch sai, dịch nhầm một chi tiết nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ dự án. Hơn thế thách thức họ luôn luôn phải phát triển bản thân, liên tục trrau dồi kiến thức chuyên môn, và những kiến thức chung, kể cả về văn hóa, xã hội, phong tục 2 nước.

Tuy nhiên, làm việc thì phải có niềm vui, niềm vui là điều không thể thiếu nếu bạn có ý định trở thành người chuyên nghiệp, thăng tiến tiếp trong sự nghiệp. Đó chính là bạn có lương cao hơn so với lập trình viên vì coder dễ thay thế còn IT Communicator giỏi rất khó kiếm. Thêm vào đó, vai trò của bạn rất quan trọng. Và cuối cùng là bạn có cơ hội học hỏi giao tiếp được với nhiều người thú vị, nhiều lớp khách hàng khác nhau. Khi làm xong một dự án dài hay vất vả thì bao giờ cũng có liên hoan kết thúc dự án. Đây là lúc bạn được đánh giá đúng công sức bỏ ra nên bạn sẽ có cảm giác mãn nguyện. Bạn là người có ích cho mọi người, cho team, cho khách hàng,… và làm với dự án Nhật thì bạn luôn luôn được đánh giá cao vì điều đó. Vì thế mà bạn nỗ lực hơn trong tương lai và đạt tới trình độ cao hơn.

Facebook Comments
TRỞ THÀNH IT COMMUNICATOR CẦN NHỮNG GÌ?
4.6 (91.11%) 9 votes

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC
Bình luận