TÌM HIỂU VỀ NGÔN NGỮ XML

XML là một ngôn ngữ được tạo ra để đánh dấu dữ liệu một cách có cấu trúc. Nói một cách đơn giản hơn: XML là ngôn ngữ quan tâm đến cấu trúc dữ liệu. Mục tiêu là để tạo ra cách mô tả cấu trúc của dữ liệu để trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, các ứng dụng với nhau. Vậy cấu trúc của file XML như thế nào, nó đóng vai trò như thế nào trong lập trình và nó có gì khác so với HTML hay XAML, tìm hiểu trong bài viết cùng Hybrid Technologies nhé!

XML là gì?

XML là viết tắt của eXtensible Markup Language, hay còn gọi là ngôn ngữ đánh dấu mở rộng do W3C đề nghị với mục đích tạo ra các ngôn ngữ đánh dấu khác. Đây là một tập hợp con đơn giản có thể mô tả nhiều loại dữ liệu khác nhau nên rất hữu ích trong việc chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống. Ví dụ khi xây dựng các Service hay các API, các API đó sẽ trả kết quả về dạng XML (hoặc JSON) để các hệ thống khác có thể hiểu được.

Cấu trúc của một file XML điển hình

XML được xây dựng dựa vào các cấu trúc NODE lồng nhau, mỗi NODE có một thẻ mở và một thẻ đóng như sau:

 

Ngoài ra bạn có thể thêm thuộc tính cho thẻ với cú pháp như sau:

Ví dụ có một file lưu trữ thông tin nhân viên với cấu trúc như sau:

Các thành phần của một file XML

Header file: là thẻ đầu tiên trong file XML, dùng để khai báo version(thường là 1.0) và chứa các thông tin về mã hóa ký tự. Giá trị của encoding (kiểu mã hóa ký tự) thuộc một trong các định dạng sau: UTF-8, UTF-16, ISO-10646-UCS-2, ISO-10646-UCS-4, ISO-8859-1 to ISO-8859-9, ISO-2022-JP, Shift_JIS, EUC-JP. Thẻ header có dạng sau đây:

Root node: Root node nghĩa là phần tử gốc, là phần tử ở bên ngoài cùng. Phần tử này thường là tên tài liệu hoặc đại diện cho thông tin được lưu trữ trong XML.

Element:Element là các phần tử con nằm trong Root node, dùng để lưu trữ các giá trị khác nhau.

Attribute: là thuộc tính của thẻ, thường dùng để phân biệt 2 element cùng tên.

Cùng theo dõi file XML sau đây sau đây để hiểu rõ hơn cấu trúc nhé

Ngoài ra các thẻ EmpID, Name, Phone,… là những thẻ con đại diện cho những thông tin của nhân viên mà thẻ Employee biểu thị. Còn thẻ Employee thì đại diện cho một nhân viên. Nhiều thẻ Employee sẽ được bao bọc trong thẻ chính là Employees. Đơn giản dễ hiểu đúng không 😀

Tới đây thì nhiều bạn nhìn cấu trúc của file XML sẽ khác giống HTML trong lập trình web và XAML trong lập trình WPF đúng không ? Tuy nhiên thì chúng thật sự khác nhau một trời một vực.

XML và HTML, XAML

Nhìn chung thì XML, HTML và XAML có cấu trúc khá giống nhau nhưng XML được sinh ra dùng để lưu trữ dữ liệu, còn HTML và XAML dùng để hiển thị dữ liệu. XML là cấu trúc do người dùng tự định nghĩa còn HTML hay XAML là một ngôn ngữ đã được định nghĩa trước(các thẻ <div>, <h1>, <img>,…) và người dùng muốn dùng nó thì phải tuân thủ theo.

Vai trò của HTML

Lưu trữ dữ liệu: JSON hay XML là lựa chọn hàng đầu khi chúng ta muốn build một hệ quản trị cơ sở dữ liệu vừa và nhỏ và không quá phức tạp. XML được coi như là một hệ quản trị dữ liệu thu nhỏ giúp người dùng dễ dàng thao tác với dữ liệu. Ngày nay những ngôn ngữ bậc cao như C# hay Java đều hỗ trợ các class giúp các lập trình viên dễ dàng thao tác với file XML hơn. 

Trao đổi, chia sẻ giữa các hệ thống: Khi có sự trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống thì những dữ liệu đó sẽ được tổ chức dưới dạng XML. Ví dụ hệ thống booking khách sạn muốn lấy thông tin khách du lịch từ hệ thống công ty lữ hành thì giữa hai hệ thống cần đảm bảo thực hiện các thao tác công việc sau:

  • Các hệ thống cần có sự thống nhất về cấu trúc.
  • Công ty lữ hành cần có hệ thống lưu trữ thông tin khách hàng dưới dạng file XML.
  • Hệ thống booking khách sạn sẽ dữa trên file XML đó tiến hành phân tích, trích xuất dữ liệu từ XML nhận từ hệ thống của công ty lữ hành để có nguồn data khách hàng theo mong muốn.

Tới đây thì có lẽ các bạn đã có cái nhìn tổng quan về cấu trúc của một file XML, tại sao lại có mặt XML và đã hiểu được sự giống và khác nhau của XML so với HTML và XAML. Nếu có bất cứ đóng góp nào, các bạn hãy cùng comment ngay dưới bài viết nhé!

Nguồn: Sưu Tầm.

Facebook Comments
TÌM HIỂU VỀ NGÔN NGỮ XML
2.6 (52%) 5 votes

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC
Bình luận