THÓI QUEN TỐT LẬP TRÌNH VIÊN CẦN NHỚ

Trở thành một lập trình viên ưu tú, sáng giá và có tay nghề cao là điều mà bất cứ lập trình viên nào mới bước vào nghề cũng muốn đạt được. Họ luôn cố gắng, nỗ lực tìm tòi, học hỏi và luôn chạy theo thời đại công nghệ đổi mới để cho ra những sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường người dùng hiện nay.

Trong bài viết này, Hybrid Technologies sẽ tổng hợp lại một số thói quen tốt, cực kỳ cơ bản mà lập trình viên cần chú ý nhằm cải thiện kỹ thật, tay nghề lập trình. Cùng khám phá ngay nhé!

1. Luôn trau dồi Tiếng Anh mỗi ngày

Đối với ngành lập trình bạn phải thật sự chú trọng trong kỹ năng tự học, cụ thể hơn là kỹ năng tự học tiếng anh. Kiến thức ngành này luôn thay đổi rất nhiều và theo từng ngày, các xu thế công nghệ luôn được đổi mới và cập nhật.

Một ngôn ngữ lập trình luôn được cải tiến và nâng cấp, lý do là những kiến thức mới này luôn được cập nhật và thay đổi chủ yếu trên tài liệu sử dụng tiếng Anh, tài liệu tiếng Việt trong ngành này rất ít hoặc có thể đã cũ để đáp ứng cho người mới bắt đầu một nền tảng cơ bản.

Có nhiều cách để tự rèn luyện tiếng anh mỗi ngày, như là lên youtube xem các kênh chuyên về công nghệ, lập trình viên từ nước ngoài đồng thời sử dụng vietsub để tiện học thêm từ vựng chuyên ngành, hay luyện đọc thêm một số tài liệu tiếng Anh về lập trình ở thư viên trường. Đây là một trong những cách này không khô khan hoặc bị khuôn khổ dẫn đến chán nản trong việc học tiếng Anh.

2. Đừng sử dụng code khi không thực sự hiểu

Bạn không bao giờ nên chỉ làm một ứng dụng cho xong trừ khi bạn hoàn toàn hiểu cách thức hoạt động của nó. Nếu không có vấn đề phát sinh thì không sao, nhưng nếu có phát sinh thì khi đã hiểu được đoạn mã đó bạn có thể cải thiện, sửa chữa hoặc thậm chí gỡ lỗi một đoạn mã một cách dễ dàng và nâng cấp chúng hiệu quả hơn.

Trước khi sử dụng một đoạn mã, bạn hãy đọc nó vài lần, có thể chưa hiểu nhanh, suy nghĩ tại sao nó lại viết như thế, bạn có thể tùy biến chúng như thế nào tùy dựa trên nhiều tình huống khác nhau. Việc này cần có thời gian, nhưng nó chắc chắn là giá trị lâu dài cho bạn.

3. Hãy fix bug ngay sau khi phát hiện ra

Nhiều lúc, bạn phát hiện ra rằng một đoạn mã có lỗi nghiêm trọng hoặc lỗi logic có thể bị kích hoạt trong một số trường hợp. Có thể mã đó vẫn hoạt động bình thường và chỉ không hoạt động trong một số trường hợp nhất định hoặc không thể sử lý một số đầu vào cụ thể hoặc có tiềm ẩn lỗi bảo mật. Khi trong những trường hợp này bạn đã phát hiện ra lỗi và có thể sửa mã không quá khó khăn, nhưng bạn lại chủ quan và tự nhủ mình “đơn giản thôi mai sửa cũng được”.

Nhưng bạn không hề biết rằng không chỉ riêng mỗi phần đó bị lỗi, có thể phát hiện thêm lỗi khác và bạn sẽ quên lỗi đấy có tồn tại. Chính vì thế bạn hãy lên kế hoạch khắc phục và sửa lỗi ngay lập tức khi phát hiện ra. Bạn có thể đánh dấu các đoạn mã có khả năng lỗi và khắc phục nó tối ưu hơn trong thời gian sớm nhất có thể.

4. Luôn viết comment khi lập trình

Đối với các bạn mới nhập môn nên cố gắng thực hiện điều này, việc viết comment có thể mất thêm chút thời gian, nhưng về lâu dài sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian lập trình. Viết comment buộc bạn phải hiểu và xem lại logic trong đoạn mã của bạn. Một quy trình cho phép bạn bắt lỗi và dự đoán lỗi tiềm ẩn ngay lập tức.

Comment cũng liên quan chặt chẽ đến khả năng sử dụng lại của các đoạn mã. Sử dụng lại đoạn mã của riêng bạn có thế giúp bạn tiết kiệm thời gian hàng giờ, hàng ngày, thậm chí hàng tuần để lập trình. Đây là lý do tại sao viết comment là chìa khóa để tái sử dụng mã, debug hiệu quả. Comment cũng có nhiều lợi ích khác, bao gồm cung cấp tài liệu tham khảo cho các lập trình viên khác.

5. Đánh giá cao tính bảo mật trong mỗi sản phẩm

Các trang web có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai qua Internet, kể cả người dùng có ý đồ xấu. Và mọi hoạt động được thực hiện bởi các ứng dụng web có thể có khả năng gây hại theo một cách nào đó. Lập trình viên thường đánh giá thấp tính bảo mật, khiến hệ thống của họ dễ bị tấn công bởi các loại tấn công khác nhau.

Các lỗi bảo mật phổ biến nhất là về xác thực đầu thông tin đầu vào đó như kiểm tra, xác thực, và làm sạch dữ liệu từ chuỗi truy vấn (cũng như các nguồn khác, bao gồm cơ sở dữ liệu, tệp cục bộ và tài nguyên từ xa) có thể ảnh hưởng đến người dùng, khiến cho họ không tin tưởng đến sản phẩm. 

6. Quan tâm đến khả năng mở rộng trong lập trình

Nếu bỏ qua khả năng mở rộng khi lập trình là một điều khiến lập trình viên thiệt thòi về sau. Bởi điều này không quan tâm đến việc ứng dụng của bạn sẽ hoạt động tốt như thế nào và có thể tiếp tục phát triển thêm trong tương lai. Nó có thể hoạt động đáp ứng tốt cho 20 người dùng nhưng chưa chắc có thể tốt với số lượng hơn như thế, có thể hỗ trợ khối lượng công việc lớn không, tiêu hao bộ nhớ hệ thống bao nhiêu,…

Một sản phẩm khi ta tạo ra bỏ ra bao công sức nhưng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu hiện tại và dừng hoạt động ở những nhu cầu cao hơn trong tương lai là một điều khó tránh khỏi và cực kỳ thiệt thòi cho lập trình viên đây cũng là một trong số những khó khăn lớn cho một nhóm hoặc một công ty luôn cố gắng cải tiến ứng dụng để kịp chạy theo nhu cầu sử dụng theo thời đại công nghệ.

Trên đây là một vài thói quen tốt và một số điểm cần lưu ý cho lập trình viên trên con đường chinh phục trở thành lập trình viên giỏi. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn phần nào cải thiện được năng suất, tay nghề của bản thân cũng như là những lưu ý cần tránh trong khi chúng ta lập trình và sống chung với đam mê mà mình chọn. Rất mong ý kiến đóng góp ở dưới comment của các bạn!

Nguồn: Sưu Tầm.

Facebook Comments
Đánh giá bài viết

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC
Bình luận