PHP FRAMEWORKS PHỔ BIẾN NHẤT

Top các ngôn ngữ lập trình được sử dụng bởi các web developer bao gồm: Python, Java, JavaScript, PHP, Ruby, CSS,… Trong đó PHP có lẽ là ngôn ngữ dễ tiếp cận nhất – xấp xỉ 80% các trang web trên thế giới được xây dựng bởi PHP theo số liệu thống kê đến tháng 1 năm 2020. 

Tuy nhiên ngày nay, nhu cầu lập trình các website phức tạp đang tăng vọt, lập trình viên luôn phải đối mặt với trục trặc trong các thiết kế mỗi ngày. Các ứng dụng sẽ có nhiều module hơn trong quá trình phát triển và lập trình viên cần sử dụng nhiều loại công cụ (tools), Frameworks, các thư viện (libraries) cho việc thiết kế và phát triển website. Nhược điểm của sự thay đổi này là việc thiết kế kiến trúc cho một ứng dụng sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn rất nhiều.

Đó là lý do các Framework của PHP tạo nên sự khác biệt. Các Framework của PHP cực kì hiệu quả trong việc giảm tải cho các Developer trong quá trình viết code trong các dự án phát triển web.

Sử dụng các Framework, hàng tá chức năng sẽ được cấu hình một cách hiệu quả, cho phép dev có thể tập trung vào các tính năng cốt lõi khác của dự án (core functionalities).

Vì vậy nếu bạn là một dân lập trình web chuyên nghiệp thì bài viết này Hybrid Technologies sẽ tổng hợp cho bạn những Framework tốt nhất của PHP cho đến thời điểm hiện tại. Cùng khám phá nhé!

Lợi ích của PHP Framework 

  • Cho phép tổ chức code một cách tối ưu, dễ dàng cho việc bảo trì.
  • Hỗ trợ tiêu chuẩn hóa kiến trúc của ứng dụng.
  • Dễ dàng debug mã nguồn.
  • Tăng tốc tiến trình phát triển.
  • Cải thiện khả năng đáp ứng của các website và ứng dụng.
  • Bảo vệ website và ứng dụng của bạn trước những mối đe dọa về bảo mật.

PHP Framework phổ biến nhất năm 2020

Laravel: PHP Framework phổ biến nhất thế giới.

Laravel là một PHP Framework mã nguồn mở với mô hình MVC (Model, Control, View), nó hỗ trợ lập trình viên viết mã một cách dễ dàng, đơn giản, đi kèm tài liệu đầy đủ. Được phát hành vào năm 2011, Laravel đã vấp phải khá nhiều sự chỉ trích của cộng đồng các Developer về sự mâu thuẫn trong thiết kế cú pháp, nhưng nó đã cải thiện theo thời gian.

Độ phổ biến của các Framework được dựa trên năng lực xử lý các nhiệm vụ phức tạp trong quá trình phát triển ứng dụng với khả năng bảo mật và tốc độ. Hiện tại phiên bản mới nhất của Laravel là 6.14.0 với phương thức mới là dispatchAfterResponse() ,Tính năng mới này cho phép bạn ngay lập tức gởi đi một đoạn ngắn với một mục đích cụ thể thay vì gửi nó vào hàng đợi, tin mình đi nó khá hữu dụng trong dự án của bạn.

Để có một trải nghiệm xịn hơn với Laravel, bạn nên sử dụng artisan là sự hỗ trợ của CLI (Comand-Line Interface) hiểu nôm na là giao diện dòng lệnh. Nó giúp bạn lên lịch trình các tác vụ với các tần suất của một sự kiện nào đó. Ví dụ “Migrate” một database, khởi động dịch vụ máy chủ cục bộ…

Sử dụng Artisan CLI sẽ làm tăng tốc đáng kể tốc độ lập trình của bạn. Laravel tự động hóa các tác vụ buồn tẻ bằng cách xây dựng nó trong các công cụ được gọi bởi Artisan CLi. Công cụ này cho phép tạo lên “bộ khung” của ứng dụng và làm nó trở nên dễ quản lý với các tác vụ liên quan đến cơ sở dữ liệu.

Codeigniter: Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho beginner.

Cũng tương tự như Laravel, Codeigniter là một Framework mã nguồn mở được xây dựng theo mô hình MVC có thể mở rộng nên mỗ hình HMVC. Dung lượng khá nhẹ nhàng với chỉ vài M bộ nhớ đi kèm cả tài liệu. Codeigniter được phát triển bởi EllisLab và sau đó được phát triển bởi học viện công nghệ British Columbia. Codeigniter cũng nhận được khá nhiều sự chú ý của cộng đồng các lập trình viên bởi sự nhỏ gọn, dễ tiếp cận lại được phát triển theo mô hình MVC rất tường mình trong việc phân tách Logic của nghiệp vụ.

Khá khó so sánh một cách chính xác giữ Laravel và Codeigniter, nếu đánh giá theo phong cách viết code thì Codeigniter nhỉnh hơn một chút, còn Laravel dĩ nhiên vẫn là một tượng đài lớn trong làng Framework của PHP tính đến thời điểm hiện tại.

Nghe nói ở phiên bản 4x trở đi Codeigniter đã bắt đầu hỗ trợ CLI với các tool vô cùng hấp dẫn. Nếu bạn yêu thích PHP và muốn trở thành nhà phát triển web chuyên nghiệp thì Codeigniter là lựa chọn lý tưởng để bắt đầu.

Symfony: Dành cho các dự án lớn mang tầm doanh nghiệp.

Symfony là mã nguồn mở được phát hành vào năm 2005, Symfony cũng được phát triển theo mô hình MVC và là một nền tảng đáng tin cậy để phát triển web. Symfony mang đến cho bạn một cảm hứng trong việc viết mã và tiết kiệm thời gian của bạn. Nó cho phép thêm vào các module cần thiết theo nhu cầu dự án của bạn. Symfony là tập hợp đầy đủ các component làm khung sẵn và luôn luôn sẵn sàng cho việc đinh nghĩa phong cách cũng như kiến trúc của ứng dụng của bạn.

Symfony là sự lựa chọn phù hợp cho các dự án lớn mang tầm doanh nghệp. Nó cũng khá dễ dàng cài đặt và cấu hình trên hầu hết các nền tảng. Symfony cho phép bạn viết code ít hơn và nhanh hơn 7% điều này làm cho ứng dụng của bạn trở nên mượt mà như gái 18.

CakePHP: Framework dành cho việc phát triển các ứng dụng hiện đại.

CakePHP là một trong những framework được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới. Nó đơn giản hóa việc phát triển các ứng dụng phức tạp, ngay cả các dự án có có kích thước lớn vẫn giữ được sự đơn giản và thanh lịch. CakePHP giúp bạn tạo lên các website ấn tượng với tính năng visually-impressive. Thêm vào đó CakePHP được cộng đồng ghi nhận là framework dễ học nhất vì dựa trên kích bản của CRUD (Create, Read, Update, Delete) framework.

Theo thời gian, CakePHP được cải tiến với hiệu suất tốt hơn và đi kèm theo rất nhiều component với tính năng làm đơn giản hóa việc viết code như: caching, validation, translation, database access, and authentication.

Nguồn: Sưu Tầm.

Facebook Comments
Đánh giá bài viết

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC
Bình luận