MỘT NGÀY LÀM VIỆC CỦA DEV

Bạn nghĩ gì khi nhắc tới một lập trình viên (Dev): những chàng trai khô khan chỉ biết code và code, ăn trong code và ngủ vùi trong code, giao tiếp với thế giới bên ngoài cũng chỉ qua màn hình máy tính. Một ngày của coder có thực sự nhàm chán đến thế? 

Hãy cùng theo chân những coder của nhà Hybrid Technologies để xem họ làm những gì trong một ngày nhé! 

Daily Meeting

Một ngày làm việc của Hybrid Technologies sẽ bắt đầu lúc 8 giờ sáng. Với Dev, anh em sẽ cần daily meeting – họp ngắn diễn trong khoảng 30 phút mỗi ngày để lần lượt các member trong team báo cáo công việc ngày trước đó như: tiến độ công việc đạt bao nhiêu %? Trong khi làm gặp khó khăn gì? Có thực hiện được kế hoạch hay không?… 

Không chỉ là những trao đổi về công việc nghiêm túc, Daily Meeting còn là hoạt động chào hỏi, warmup ngày mới giữa các thành viên để kích thích tinh thần làm việc cả cho cả ngày.

Daily meeting – họp ngắn diễn trong khoảng 30 phút mỗi ngày

Phân tích nghiệp vụ (không bắt buộc)

Tại Hybrid, mỗi lập trình viên sẽ cùng với team mình và BrSE (Bridge Software Engineer) phân tích nhu cầu của khách hàng. Từ đây, giúp cả team sẽ lên được một danh sách những điều đã hiểu và chưa hiểu trong yêu cầu sản phẩm của khách để từ đó đưa ra kế hoạch làm việc tiếp theo hiệu quả và chính xác. 

Viết Code (Coding)

Đây là hoạt động giúp chúng ta nhớ tới nghề lập trình viên nhanh nhất. Viết Code thực chất là học cách sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra các chuỗi mã hóa, phát triển công nghệ thông tin. 

Với các Coder của nhà Hybrid, họ không chỉ nắm ngôn ngữ lập trình vững mà còn có tư duy lập trình sắc bén. Khi bắt tay vào coding, anh em Coder sẽ dựa vào các đầu công việc đã được phân công để đọc hiểu và phát triển chức năng theo yêu cầu mỗi nhiệm vụ đó. 

Có một lưu ý, muốn coding đưa ra hiệu quả cao, các Dev cần đảm bảo bản thân hiểu đúng yêu cầu của nhiệm vụ để tránh làm sai.

Đánh giá Code (Review Code)

Coding đã gian nan, review code còn cần nhiều trí lực hơn nữa. Khi coding xong, Leader hoặc member trong nhóm sẽ dành thời gian đánh giá chéo nhau để xem xét đoạn code đó đã đạt yêu cầu, dựa trên những tiêu chí về: đúng yêu cầu; quy ước coding; tính dễ chỉnh sửa và bảo trì;…

Vì sao nói review code khó hơn coding, bởi vì coding là mã hóa tư duy mỗi cá nhân để máy tính thực hiện. Mỗi một con người là một ý tưởng khác biệt, nên sử dụng suy nghĩ người này để đọc và nhận xét suy nghĩ người khác là một việc đương nhiên không dễ dàng. 

Triển khai code trên môi trường QA

Ở nhiều công ty công nghệ, bộ phận QA/Tester luôn có người hỗ trợ cho từng team lập trình hoặc trong một số công ty khác, Dev sẽ đảm nhận luôn vai trò QA/Tester. 

QA/Tester có nhiệm vụ chính là tạo ra thật nhiều trường hợp và đảm bảo code chạy “ngon ơ” trên những trường hợp đó. Nếu triển khai code chưa tốt, phản hồi lại Dev, cả team để tìm ra lỗi và khắc phục chúng. 

Fixbug (nếu có)

Liên quan đến phần nhiệm vụ triển khai code trên môi trường QA, nếu thấy code chạy chưa tốt, QA/Tester sẽ phát hiện, tích hợp lại lỗi thành danh sách và đưa lên hệ thống để Dev phụ trách sửa lại (fix bug). 

Và nếu Dev đó đã hoàn tất sửa lại, tiếp tục tiến hành kiểm nghiệm lại tính hiệu quả trên QA. 

Nhắc đến fix bug có thể nói là “ác mộng” của người lập trình viên. Họ dành phần lớn thời gian coding và nếu gặp vấn đề ở đâu đó thì công đoạn tìm kiếm nguyên nhân coi như là làm lại từ đầu. 

Vậy nên, các coder cần rèn luyện sự tỉ mỉ ngay từng công đoạn để tránh lâm vào tình cảnh “fix bug” đáng sợ trong truyền thuyết. 

Có đến tận 6 hoạt động và thậm chí nhiều hơn, chưa thể kể hết trong một ngày của lập trình viên. Ngoài ra, các coder nhà Hybrid còn có thêm rất nhiều hoạt động ngoài lề khác như: tranh thủ chơi thể thao (bóng bàn) trong giờ nghỉ trưa hay ngoài giờ làm việc để thư giãn đầu óc, các bữa ăn nhẹ buổi chiều… 

Qua 6 hoạt động cơ bản nhất vừa kể trên có lẽ sẽ thấy được phần nào “sự thật” về nghề lập trình viên, vừa đòi hỏi sự tập trung cao vừa cần tinh thần làm việc độc lập nhưng cũng cần gắn kết đội nhóm chặt chẽ. Tại Hybrid, mỗi lập trình viên còn liên tục được tạo điều kiện tham gia các dự án lớn để tăng tính cọ sát và trưởng thành qua từng dự án. Đó là lí do công việc lập trình ở Hybrid không hề nhàm chán, tẻ nhạt như bạn nghĩ. 


Xem thêm danh sách tuyển dụng tại Hybrid Technologies: https://jobs.hybrid-technologies.vn/jobs

 
Facebook Comments
Đánh giá bài viết

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC
Bình luận