HỌC LẬP TRÌNH SWIFT QUA CÁC VÍ DỤ

Nếu bạn đã từng lập trình với ngôn ngữ Objective-C, việc học ngôn ngữ Swift sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn vì ngôn ngữ này kế thừa một số lượng cú pháp có thể bạn đã biết từ trước. Và nếu bạn đã lên kế hoạch để học ngôn ngữ Swift nhưng vẫn chưa bắt đầu, thì bài viết này Hybrid Technologies đã tổng hợp những ví dụ cơ bản để giúp lộ trình học Swift của bạn trở nên dễ dàng hơn. Cùng đọc bài viết ngay nhé!

1. Hello World

– Lệnh print() để in ra màn hình console dữ liệu mong muốn

print("Hello World")

2. Values

– Có thể cộng biểu thức trong lệnh print()

print("swift" + "lang")                  // swiftlang
print(1 + 1)                             // 2

– Có thể kết hợp cả chuỗi và biểu thức trong lệnh print()

print("1+1 = " + String(1 + 1))          // 1+1 = 2
print(7.0 / 3.0)                         // 2.33333333333333
print(String(7.0) + " / " + String(3.0)) // 7.0 / 3.0

– Biểu thức đúng sai

print(true && false)                     // false
print(true || false)                     // true
print(!true)                             // false

3. Variables

 – Biến có thể thay đổi giá trị

– Khai báo bằng từ khoá var

var yo = 1.0
yo += 1
print(yo)                      // 2.0

– Không thể thay đổi kiểu dữ liệu

var yo = 2.0
yo = "yo" // lỗi: không thể chuyển đổi kiểu 'String' thành kiểu 'Double' 

– Khai báo nhiều biến trên một dòng, phân tách bằng dấu phẩy

var a = 1.0, b = 2.0, c = 3.0
print(a + b + c)              // 6.0

– Khai báo kiểu dữ liệu nếu không khởi tạo ngay một giá trị

var hey: String
/* print(hey)*/
hey = "there"
print(hey)                    // there

– Có thể đặt tên biến là emoji

var 🐮 = "ridiculous"
print(🐮)                    // ridiculous

4. Constants

– Khai báo hằng số sử dụng từ khoá let

– Một hằng số có thể xuất hiện bất cứ nơi nào một câu lệnh var có thể

let s = "string"
print(s)            // string
let n = 500000000
print(n)            // 500000000

– Khi khao báo hằng số, luôn luôn phải có giá trị khởi tạo, nếu không trình biên dịch sẽ báo lỗi

let r: Double // error

5. Strings

– Kiểu dữ liệu String

– Biểu thị một chuỗi văn bản, giá trị chuỗi được đặt trong cặp dấu nháy kép ” “

var str: String = "Hello"
var smile = "😄"
var combined = str + " " + smile

– Chuỗi là tập hợp các kí tự, một chuỗi có thể tách thành một mảng các kí tự và ngược lại, một mảng kí tự có thể ghép lại thành một chuỗi

let dogCharacter: [Character] = ["D", "o", "g", "🐶"]
let dogString: String(dogCharacter)
print(dogString)
for character in dogString {
    print(character)
}

– Một số thuộc tính

let currentDay = "Tuesday"
let prefix = "Today is "
    
let today = prefix + currentDay
print(today)
    
// .isEmpty để kiểm tra xem chuỗi có rỗng hay không, isEmpty = true là rỗng
print(currentDay.isEmpty)
    
// nối chuỗi = appending
let anotherToday = prefix.appending(currentDay)
print(anotherToday)
    
// viết hoa
print(today.uppercased())
    
// viết thường
print(today.lowercased())
// Kiểm tra đầu chuỗi, cuối chuỗi
print(today.prefix(5)); print(today.suffix(6))
    
// Kiểm tra xem trong chuỗi có chứa chuỗi mình muốn tìm
print(today.contains("Monday"))
    
// đảo chuỗi
today.reversed()

6. Vòng lặp for

– Vòng lặp sử dụng để duyệt một tập hợp

– Toán tử nửa kín: Phạm vi không bao gồm số cuối cùng

for index in 1..<5 {
    print(index)           // 1 2 3 4
}

– Toán tử khép kín: Phạm vi bao gồm số cuối cùng

for index in 1...5 {
    print(index)           // 1 2 3 4 5
}

7. If/else

Cấu trúc rẽ nhánh trong Swift sử dụng để kiểm tra một hoặc nhiều điều kiện. Một hoặc nhiều câu lệnh sẽ được thực thi nếu điều kiện được xác định là đúng (true) và ngược lại những câu lệnh khác sẽ được thực thi nếu điều kiện được xác định là sai (xử lý ngược lại là không bắt buộc).

– Cấu trúc if: kiểm tra một biểu thức nào đó có hợp lệ hay không

let x: Int = 10
if x > 9 {
    print("Giá trị x lớn hơn 9")
}
- Cấu trúc if … else: mở rộng cấu trúc của if, quan tâm đến việc nếu biểu thức không hợp lệ thì làm gì
let x: Int = 10
if x > 9 {
    print("Giá trị x lớn hơn 9")
}

– Cấu trúc if … else if … else: kiểm tra nhiều trường hợp

let n: Int = -20
if n < 0 {
    print("n âm")
} else if n > 0 {
    print("n dương")
} else {
    print("n = 0")
}

Nguồn: Tổng hợp.

Facebook Comments
Đánh giá bài viết

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC
Bình luận