5 BƯỚC ĐỂ THI ĐẬU ISTQB

Nếu là một người làm trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm thì bạn không thể không biết chứng chỉ ISTQB. Thay vì tốn kém tiền bạc tham gia một khóa ôn thi, bạn hoàn toàn có thể tự học tại nhà mà vẫn có thể đạt chứng chỉ ISTQB dựa trên bộ bí kíp luyện thi cho chính những những Hybrider đã thi và đậu chứng chỉ này ngay dưới đây.

Bước 1: Hiểu rõ cấu trúc đề thi, thời gian, số điểm đỗ

Đây là bước ban đầu mà bạn tuyệt đối không thể bỏ qua. Chỉ có hiểu rõ cấu trúc đề thi, thời gian thi và số điểm đỗ thì bạn mới có chiến lược ôn tập trọng tâm vào phần nào và dành thời gian làm bài hiệu quả.

Sơ lược về nội dung thi chứng chỉ ISTQB:

  • Hình thức: Online và Offline
  • Trắc nghiệm: Tổng số 40 câu
  • Ngôn ngữ thi: Tiếng Anh
  • Điểm trúng tuyển: 26/40 câu (tức là bạn phải đạt 65% trở lên)
  • Thời gian thi: 60 phút cho làm bài thi Online và 90 phút cho làm bài thi Offline

Bạn cần nắm được số câu hỏi trong bài thi sẽ chiếm nhiều ở chương học nào trong cuốn ISTQB Foundation Level Syllabus để có lịch trình ôn tập phù hợp. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta lơ là ôn tập những chương có nội dung chiếm ít câu hỏi thi hơn nhé.

Bước 2: Đọc kĩ giáo trình chính và tập trung học cuốn Syllabus 

Giáo trình chính: “Foundation of Software Testing_ISTQB Certification” của tác giả Rex Black, Dorothy Graham. Đây là quyển diễn giải đầy đủ nhất về khái niệm, ý nghĩa, ví dụ và bài tập.

Còn Syllabus: “ISTQB_Foundation Level Syllabus_2011” là cuốn giáo trình được rút gọn từ giáo trình chính, được các Hybrider thi đỗ chứng chỉ ISTQB nhận định là có nội dung ngắn gọn nhưng rất súc tích, bao quát được hết nội dung thi. Nên bạn hãy tập trung ôn luyện nội dung trong cuốn này thật nhuẫn nhuyễn thì sẽ nắm tỷ lệ đỗ chứng chỉ cao hơn đấy.

Syllabus là sách tóm tắt nội dung chính của giáo trình chính, vì vậy ôn tập kỹ cuốn này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn.

Bước 3: Tham khảo cuốn GLOSSARY (Từ điển thuật ngữ)

Bạn loay hoay khi không biết nghĩa của nhiều thuật ngữ, định nghĩa trong cuốn giáo trình chính và cuốn Syllabus? Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh tham khảo cuốn từ điển thuật ngữ GLOSSARY. Khi đó bạn hoàn toàn có thể hiểu chính xác tài liệu, giúp ghi điểm trong lúc làm bài vì ở đề thi sẽ có dạng câu hỏi liên quan đến thuật ngữ.

Bước 4: Ghi chú, tạo bản đồ tư duy, đọc lại thường xuyên và tự kiểm tra

Thói quen ghi chú những thông tin chính và lập bản đồ tư duy có tác dụng rất lớn trong việc ôn tập cá nhân. 

Sau khi đã hiểu nội dung cần thiết, bạn sử dụng các cách thức dễ nhìn, dễ nhớ và ấn tượng để tạo chúng thành một bản đồ tư duy (sơ đồ cây, sử dụng ứng dụng Xmind,…) để hệ thống lại kiến thức lần nữa.

Để thông tin ghi nhớ lâu hơn vào não bộ, bạn cũng nên lập thời gian biểu cụ thể để ôn tập lại thường xuyên và tự kiểm tra nhé.

Bước 5: Làm và phân tích kĩ bài tập cuối chương của sách giáo trình chính

Rất nhiều người đã đạt kết quả không như ý vì mất điểm ở các dạng bài tập cuối chương giáo trình chính do lúc ôn tập trước đó đã chủ quan bỏ qua. 

Vì vậy, hãy làm kĩ các bài tập cuối chương ở giáo trình chính, nắm chắc nội dung trong cuốn Syllabus từ lý thuyết cho đến thực hành rồi sau đó mới làm thêm các đề online. Tốt nhất nên làm các Sample exam do chính ISTQB đưa ra bạn sẽ nâng cao được kỹ năng và tốc độ làm bài.

Những bí kíp trên đều được đúc rút ra từ kinh nghiệm ôn thi của các kiểm thử viên Hybrid. Các bạn có thể tham khảo để ôn tập và thi đỗ chứng chỉ ISTQB nhé.  Hãy tạo lập cho mình một kế hoạch ôn luyện khoa học, bền bỉ cùng sự chăm chỉ và quyết tâm đến cùng, ISTQB sẽ nằm trong tầm tay bạn thôi! 

Ngoài ra, để chiến thắng được nấc điểm cao trong bài thi ISTQB, điều cơ bản nhất là bạn cần phải có vốn Tiếng Anh tương đối tốt để dễ dàng hơn trong cả việc đọc hiểu tài liệu cũng như luyện đề. Ngoài ra còn một số tips nho nhỏ mách cho bạn:

  • Khi làm bài, bạn nên đọc câu hỏi và đáp án trước, không đọc và dịch hết ngữ cảnh trong đề vì có những câu chỉ cần đọc câu hỏi và các đáp án là có thể chọn đáp án đúng rồi.
  • Dùng phương pháp loại trừ đối với những câu ko biết rõ nên chọn đáp án nào là đúng. 
  • Có một vài từ trong câu hỏi cần bạn chú ý nhiều hơn như: KHÔNG, KHÔNG BAO GIỜ, TẤT CẢ.
Facebook Comments
Đánh giá bài viết

Bạn thích bài viết này chứ?
Đăng ký để nhận những bài viết thú vị như thế hàng tuần.

Đừng sợ thất bại, chỉ sợ việc dậm chân tại chỗ

TÌM VIỆC
Bình luận